DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
Kiểm toán năng lượng là gì?
Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12), kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.
Tại sao kiểm toán năng lượng lại quan trọng?
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần phải thực hiện kiểm toán năng lượng để:
- Giúp tiết kiệm chi phí: Bằng cách tối ưu hóa sử dụng năng lượng, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí hoạt động. Kiểm toán năng lượng giúp xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và đề xuất các biện pháp cải thiện để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết, giúp tiết kiệm tiền điện, nhiên liệu và các chi phí liên quan khác
- Tăng cường hiệu suất hoạt động: Bằng cách cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống và quá trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến tăng sản xuất, giảm thời gian chết, và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tuân thủ quy định về luật và tiêu chuẩn: Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh phạt pháp lý mà còn tạo ra hình ảnh tích cực về sự bền vững và trách nhiệm xã hội. ( Luật số 50/2010/QH12 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả )
- Giảm lượng khí thải carbon: Tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giúp giảm lượng khí thải carbon và các khí nhà kính khác. Điều này có thể giúp doanh nghiệp đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng trong việc giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Cạnh tranh và hấp dẫn các nhà cung cấp: Doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, việc chú trọng vào bền vững và trách nhiệm xã hội có thể làm tăng sự hấp dẫn đối với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có ý thức về môi trường.
Tại sao Doanh nghiệp cần kiểm toán năng lượng?
Theo Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định các doanh nghiệp thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sẽ phải thực hiện việc báo cáo định kỳ về kiểm toán năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị mình hàng năm trình Sở Công Thương tỉnh, thành phố.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị xử phạt theo Điều 19 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
“Điều 19: Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nội dung của báo cáo kiểm toán theo biểu mẫu quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.”
Ngoài ra, đánh giá về các yếu tố lợi ích thì kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Những đối tượng cần thực hiện Kiểm toán Năng lượng là?
Các Doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam (Danh sách được Thủ tướng chính phủ ban hành hằng năm )
+ Cơ sở sản xuất Công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy định đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương 1000 TOE trở lên
+ Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở, cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, khách sạn, siêu thị, nhà hàng, có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy định đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương 500 TOE trở lên
– Các Công ty, doanh nghiệp cần Kiểm soát và tính toán lượng tiêu thụ điện năng để đưa ra các giải pháp TKNL phù hợp với yêu cầu của nhà nước và đơn vị.
– Các doanh nghiệp không nằm trong danh sách sử dụng năng lượng trọng điểm nhưng muốn Kiểm toán để xem xét nội bộ => đưa ra hướng xử lý cải thiện hiệu suất điện năng cho công ty.
Quy trình kiểm toán năng lượng
Quy trình kiểm toán năng lượng được áp dụng thường thay đổi phụ thuộc vào phạm vi của công tác kiểm được đề xuất, kích cỡ và kiểu loại của các thiết bị cần kiểm toán. Thông thường, công tác kiểm toán được thực hiện theo các bước sau đây, với điều tra sơ bộ được tiến hành đối với kiểm toán sơ bộ.
Bước 1: Lập kế hoạch triển khai cho toàn bộ dự án.( bao gồm việc xác lập các mục đích và phạm vi kiểm toán / lựa chọn và giao nhiệm vụ phù hợp cho các nhân sự triển khai dự án.)
Bước 2: Thực hiện khảo sát, quan sát sơ bộ tình hình vận hành của nhà máy, các dây chuyền sản xuất và các thiết bị được dùng trong nhà máy.
Bước 3: Thu thập các số liệu về sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ các phòng ban phụ trách. Sử dụng các bản ghi chép chuẩn ( Form, worksheet) ( ví dụ như các hóa đơn, báo cáo tiêu thụ năng lượng 12 tháng gần nhất của nhà máy.)
Bước 4: Thực hiện các vận hành thử nghiệm để thu thập thông tin , số liệu về đặc tính vận hành của các thiết bị chuyên dụng. Tại một vài cơ sở, có thể cần thiết phải bố trí thêm các điểm lấy mẫu hoặc các vị trí đo.
Bước 5: Tính toán và cân bằng giữa năng lượng và hiệu suất
Bước 6: Nhận dạng các thủ tục quản lý năng lượng cần được cải thiện, xác định tiềm năng tiết kiệm nếu thấy phù hợp.
Bước 7: Nhận dạng các thủ tục vận hành và bảo dưỡng cần được cải thiện, xác định tiết kiệm năng lượng có thể phù hợp với tình trạng công ty, phân công trách nhiệm cho từng các nhân cụ thể để thực hiện các biện pháp mang lại hiệu quả cao.
Bước 8: Nhận dạng và xác định tài chính đối với các phương pháp tiết kiệm năng lượng. Tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho từng giải pháp và đưa ra lộ trình triển khai phù hợp cho doanh nghiệp.
Bước 9: Chuẩn bị báo cáo cho ban quản lý nhà máy, tóm tắt lại những thực tế và những đề xuất của công tác kiểm toán, bao gồm tất cả các số liệu thu thập được, và những thông tin về thủ tục phương pháp được sử dụng trong các mục lục kỹ thuật. Báo cáo còn có thể có cả những đề xuất cho các đích / tiêu chí cải thiện hiệu suất năng lượng, trên cơ sở các số liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán và phân tích, và cần phải nhận dạng một chương trình hành động rõ ràng để thực hiện.
Kiểm toán Năng lượng mang lại những lợi ích gì cho Doanh nghiệp?
- Kiểm toán năng lượng là một trong số những bước đi đầu tiên và quan trọng để đi đến triển khai các dự án về tiết kiệm năng lượng, với điều kiện là quá trình thực hiện phải diễn ra một cách nghiêm túc và khoa học.
- Là tiền đề dẫn đến các hoạt động về tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp và là cơ sở giúp triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Với việc lắp lại một cách thường xuyên, đảm bảo mang đến cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý năng lượng bền vững.
- Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp có thể khẳng định được rằng họ đang hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật và đúng theo các quy định trong văn bản pháp luật cũng như trong các nghị định, các thông tư liên quan.
- Giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, tiết kiệm được giá thành, và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giảm bớt ô nhiễm, rác thải, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Lý do Vets | Energy là một sự lựa chọn tối ưu nhất?
Với đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại, các chuyên gia của Vets | Energy luôn nghiên cứu, phân tích chuyên sâu mô hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp để xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và đưa ra các đề xuất để quản lý năng lượng hiệu quả, phù hợp. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cơ hội đầu tư với thời gian hoàn vốn để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Vets | Energy đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng. Các giải pháp của chúng tôi đều giúp các khách hàng sử dụng ít năng lượng hơn, vận hành hiệu quả hơn và ít phát thải khí nhà kính hơn so với các công ty cùng ngành.
Được thành lập từ năm 2007, với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả, thích ứng với Biến đổi khí hậu và Chuyển đổi số trong Quản lý và Công nghiệp. VETS|Energy and Environment đã tham gia và là thành viên tích cực của các dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia, Bộ Công thương và các tổ chức Quốc tế (KOICA, JICA, ADB, WB, GIZ, DEA…) cũng như các Tư vấn cho các tập đoàn công nghiệp, nhà máy sản xuất trong cả nước.
Ngoài việc đáp ứng các quy định của Luật còn được tiếp cận với các mô hình quản lý năng lượng tiên tiến, các công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh.
Khách hàng quen thuộc của Vets | Energy về kiểm toán năng lượng
Các Dự án Kiểm toán Năng lượng tiêu biểu của Vets | Energy
- Hệ thống Big C Việt Nam trên toàn quốc
- Văn phòng Tổng cục Hải Quan
- Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ
- Công ty CP Habeco Hải Phòng
- Công ty TNHH Jungwoo Vina
- Chi nhánh Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ MEDIC Bạc Liêu
- Công ty TNHH MTV Sedo Vinako
- Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục – Chi nhánh Long An
- Công ty TNHH Hana Micron Vina
- Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam
- Công ty TNHH CRYSTAL SWEATER Việt Nam
- Viện khoa học Công nghệ Mỏ
- Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
- Nhà máy in tiền Quốc gia
- Công ty Oto Toyota Việt Nam
- Công ty TNHH ITVC Toàn Cầu
- Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
- Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
- Công ty TNHH Enkei Việt Nam
- Chi nhánh Công ty CP bất động sản Việt-Nhật tại Long Biên
- Công ty TNHH Samsung Electromechanics VietNam
- Công ty CP đầu tư TM Vũ Đăng
- Công ty TNHH Thái Hiệp Hưng
- Công ty TNHH Fine Eleccom Vina
- Công ty TNHH Kỹ thuật hoạt hình Firstunion Việt Nam
- CN Công ty TNHH AEONMALL tại Hải Phòng
- Công ty TNHH Jeil Tech Vina
- Công ty TNHH Giày APACHE Việt Nam
- Tư vấn khung pháp lý và chính sách liên quan đến phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng
Liên hệ chúng tôi
Chúng tôi là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, với sứ mệnh giải quyết các thách thức về năng lượng, chống lại ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới.
Hotline: 024 22 33 44 55 (HN) | 0902 460 336 (HCM)
Website: www.vets.energy
Email: info@vets.energy (HN) | nam@vets.energy (HCM)
Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam
- Tầng 1, Tòa nhà Sông Đà 9, Số 2 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
- Số 5 Trần Triệu Luật, Phường 7, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam