ISO 50001 – “Chìa Khóa Vàng” Giúp Doanh Nghiệp Tiết Kiệm Năng Lượng Bền Vững

27 Tháng Tư, 2025

Tiêu tốn năng lượng, chi phí vận hành cao, áp lực giảm phát thải! Đó là những thách thức mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt. ISO 50001 chính là tiêu chuẩn quản lý năng lượng quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách hệ thống, bài bản và bền vững. Vậy ISO 50001 mang lại lợi ích gì? Vì sao ngày tiêu chuẩn này càng được quan tâm? Doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu? Hãy cùng VETS Energy and Environment tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu tổng quan về ISO 50001

1.1. ISO 50001 là gì?

ISO 50001 là một tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), nhằm hướng dẫn các tổ chức xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management System – viết tắt là EnMS) hiệu quả. Nói một cách đơn giản: ISO 50001 giúp doanh nghiệp biết cách sử dụng năng lượng một cách thông minh, tiết kiệm, và có hệ thống.

Tại Việt Nam, bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng (QLNL) tương ứng tiêu chuẩn ISO 50001 cũng đã được xây dựng và ban hành, bao gồm: Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 50001:2012 (ban hành năm 2012), TCVN ISO 50001:2019 (ban hành năm 2019).

ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế nhằm hướng dẫn các tổ chức xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả
ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế nhằm hướng dẫn các tổ chức xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả

1.2. Khác biệt của ISO 50001

ISO 50001 khác gì với kiểm toán năng lượng hay các giải pháp riêng lẻ? ISO 50001: là cả một hệ thống giúp tổ chức quản lý năng lượng như quản lý tài chính hay nhân sự, có chiến lược, quy trình, đo lường và cải tiến định kỳ. Trong khi đó, kiểm toán năng lượng chỉ là một hoạt động đơn lẻ để xác định các điểm gây lãng phí.

ISO 50001 được ban hành lần đầu vào tháng 6 năm 2011. Phiên bản mới nhất hiện tại là ISO 50001:2018, đã cập nhật nhiều điểm cải tiến về tư duy rủi ro, dữ liệu, và tích hợp dễ dàng hơn với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 (chất lượng) hay ISO 14001 (môi trường).

1.3. Đối tượng áp dụng

ISO 50001 có thể áp dụng với:

  • Doanh nghiệp sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp.
  • Các tòa nhà thương mại, cao ốc văn phòng, bệnh viện, trường học.
  • Bất kỳ tổ chức nào có tiêu thụ năng lượng đáng kể và muốn kiểm soát nó tốt hơn.

Dù là doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ, ISO 50001 đều có thể linh hoạt áp dụng tùy theo quy mô và mục tiêu.

2. Tại sao ISO 50001 ngày càng “hot”?

Trong bối cảnh thế giới đang tăng tốc hướng tới phát triển bền vững và Net Zero, ISO 50001 không còn là cái tên xa lạ với doanh nghiệp. Vậy điều gì khiến tiêu chuẩn này ngày càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi?

2.1. Áp lực từ xu thế toàn cầu

Giảm phát thải là bắt buộc, không còn là tự nguyện. Các cam kết khí hậu toàn cầu như Hiệp định Paris, COP28, hay mục tiêu Net Zero 2050 khiến việc kiểm soát năng lượng và phát thải trở thành tiêu chí “sống còn” đối với doanh nghiệp.

ISO 50001 giúp tổ chức định lượng và chứng minh hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó dễ dàng báo cáo phát thải theo chuẩn quốc tế như GHG Protocol hay ESG. Nói cách khác, ISO 50001 là một “tấm vé” giúp doanh nghiệp đi cùng thế giới trong cuộc đua giảm phát thải.

2.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng khắt khe

Nhiều tập đoàn lớn như Apple, Unilever, Nike… đang yêu cầu các nhà cung ứng phải minh bạch năng lượng và phát thải. Doanh nghiệp Việt muốn giữ chân khách hàng lớn, hay xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ… cần tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý năng lượng. Và ISO 50001 là một điểm cộng lớn.

Không chỉ tốt cho môi trường, ISO 50001 còn mở đường cho doanh nghiệp vươn ra quốc tế
Không chỉ tốt cho môi trường, ISO 50001 còn mở đường cho doanh nghiệp vươn ra quốc tế

2.3. Chi phí năng lượng leo thang

Giá điện ngày càng tăng, trong khi doanh nghiệp sản xuất, vận hành nhà máy tiêu tốn lượng lớn năng lượng. ISO 50001 giúp doanh nghiệp chủ động quản lý, theo dõi, và cải tiến liên tục, từ đó tiết kiệm chi phí điện mà không cần đầu tư lớn. Một hệ thống quản lý năng lượng tốt có thể giúp tiết kiệm từ 5 – 15% chi phí điện mỗi năm.

>>> Xem thêm: Top 5 Công Nghệ Tiết Kiệm Năng Lượng Mới Nhất Hiện Nay

2.4. Chính sách và quy định trong nước đang siết chặt

Việt Nam đang sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó yêu cầu doanh nghiệp lớn phải có hệ thống quản lý năng lượng. Bộ Công Thương cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và chứng nhận ISO 50001 để đủ điều kiện nhận hỗ trợ, ưu đãi về năng lượng và môi trường.

2.5. Tăng uy tín, thể hiện trách nhiệm xã hội

Trong thời đại ESG lên ngôi, doanh nghiệp không chỉ cần làm tốt mà còn phải chứng minh là mình làm tốt. ISO 50001 mang lại sự tin cậy từ đối tác, nhà đầu tư, và cả người tiêu dùng.

ISO 50001 ngày càng “hot” không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu khi doanh nghiệp đứng trước 3 bài toán lớn về chi phí, phát thải và uy tín. Đầu tư vào quản lý năng lượng hôm nay là cách để giảm gánh nặng chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế trong tương lai.

Doanh nghiệp áp dụng ISO 50001 cho thấy họ cam kết vì một tương lai xanh, và vận hành hiệu quả
Doanh nghiệp áp dụng ISO 50001 cho thấy họ cam kết vì một tương lai xanh, và vận hành hiệu quả

3. Thực trạng áp dụng ISO 50001 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) bày tỏ sự quan tâm đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) và giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc tiếp cận các giải pháp mang tính hệ thống, đặc biệt là hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chỉ mới áp dụng các giải pháp rời rạc, tập trung vào từng thiết bị riêng lẻ như nồi hơi, máy nén khí, mô-tơ, chiller, bơm… Các giải pháp này chỉ cải thiện hiệu suất năng lượng khoảng 2% – 5%. Trong khi đó, các giải pháp TKNL theo hướng tối ưu hóa hệ thống tổng thể, đánh giá vòng đời thiết bị, hay xây dựng hệ thống QLNL theo ISO 50001 – vốn có tiềm năng tiết kiệm từ 10% – 30% năng lượng – lại chưa được triển khai rộng rãi.

Biểu đồ biến đổi của chi phí năng lượng khi có quản lý năng lượng bền vững (theo nghiên cứu của Ths. Bùi Thanh Hùng - ĐHBK Hà Nội)
Biểu đồ biến đổi của chi phí năng lượng khi có quản lý năng lượng bền vững (theo nghiên cứu của Ths. Bùi Thanh Hùng – ĐHBK Hà Nội)

4. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý năng lượng theo ISO 50001 tại Việt Nam

Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương đã có nhiều động thái hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ đã:

  • Ban hành các Thông tư quy định suất tiêu hao năng lượng cho các ngành sản xuất trọng điểm.
  • Khuyến nghị doanh nghiệp áp dụng hệ thống QLNL theo ISO 50001.
  • Hướng dẫn cách theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả tiêu thụ năng lượng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng từng triển khai thành công Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp” (2011–2015). Dự án đã:

  • Đào tạo 27 chuyên gia ISO 50001 và 24 chuyên gia tối ưu hóa hệ thống trên toàn quốc.
  • Hỗ trợ xây dựng hệ thống QLNL cho 72 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp được chứng nhận ISO 50001.
  • Giúp 149 nhà máy áp dụng thành công giải pháp tối ưu hóa hệ thống hơi và khí nén.

Hiện tại, Việt Nam đã có 74 đơn vị đăng ký và áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001. Điển hình như: Vinamilk, Công ty Diesel Sông Công, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty CP lương thực thực phẩm Colusa-MILIKET, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi CP, Tập đoàn Prime… Bộ Công Thương cũng triển khai Dự án IEEP (2023-2027), nhằm thúc đẩy TKNL tại các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp trọng điểm.

Việc tuân thủ ISO 50001 vừa nâng cao hiệu quả năng lượng, vừa giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với yêu cầu ESG, Net Zero

>>> Xem thêm: Net Zero Là Gì? Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Để Đạt Mục Tiêu Net Zero 2050

5. Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 về hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp

Làm thế nào để áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 tại doanh nghiệp? Có 5 bước cơ bản để áp dụng tiêu chuẩn, cụ thể:

Sơ đồ các nội dung chính của ISO 50001
Sơ đồ các nội dung chính của ISO 50001

Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng

Chính sách năng lượng là kim chỉ nam để triển khai và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL). Chính sách này cần thể hiện cam kết của lãnh đạo cao nhất về tuân thủ pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và không ngừng cải tiến.

Bước 2: Lập kế hoạch quản lý năng lượng

Gồm xác định yêu cầu pháp lý liên quan, đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xác định các khu vực tiêu thụ lớn, thiết lập chỉ số hiệu suất và mục tiêu năng lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Bước 3: Thực hiện và điều hành

Đưa hệ thống vào vận hành thông qua đào tạo, nâng cao nhận thức, thiết lập hệ thống thông tin, tài liệu và hồ sơ. Doanh nghiệp cũng cần kiểm soát hoạt động tiêu thụ năng lượng đáng kể và tích hợp các cơ hội cải tiến vào quá trình thiết kế, mua sắm.

Bước 4: Kiểm tra

Tiến hành giám sát, đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống. Bao gồm việc kiểm tra tuân thủ pháp luật, đánh giá nội bộ, xử lý điểm không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa.

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Ban lãnh đạo định kỳ xem xét toàn bộ hệ thống dựa trên dữ liệu vận hành, kết quả đánh giá và tiến độ mục tiêu để đưa ra các điều chỉnh, đảm bảo HTQLNL luôn phù hợp với thực tiễn và hiệu quả.

Việc triển khai ISO 50001 đòi hỏi một lộ trình bài bản, kiến thức chuyên sâu và đội ngũ hỗ trợ giàu kinh nghiệm. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn VETS Energy and Environment là đối tác đồng hành trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, VETS | EnE mang đến giải pháp toàn diện gồm:

  • Tư vấn xây dựng hệ thống QLNL phù hợp với đặc thù từng ngành.
  • Đào tạo nội bộ doanh nghiệp về quản lý năng lượng, giúp nâng cao nhận thức và năng lực tự vận hành hệ thống.
  • Hỗ trợ đánh giá hệ thống năng lượng, xác định khu vực tiêu thụ lớn, đề xuất giải pháp tối ưu hiệu suất.
  • Cập nhật, áp dụng các công cụ và phương pháp đo lường hiện đại, giúp doanh nghiệp kiểm soát và cải tiến liên tục.
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, giúp doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế một cách hiệu quả và bền vững.

VETS Energy and Environment luôn hướng đến mục tiêu giúp doanh nghiệp thực sự tiết kiệm năng lượng và nâng cao năng suất vận hành thông qua việc làm chủ hệ thống quản lý. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cân nhắc triển khai một hệ thống QLNL đạt chuẩn Quốc tế, hãy liên hệ ngay với VETS Energy and Environment.

Liên hệ với chúng tôi

VETS | Energy and Environment là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam, với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính, tiết kiệm Năng lượng, nhằm giải quyết các thách thức về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hotline: 024 22 33 44 55 | 0816 016 336

Website: www.vets.energy

Email: info@vets.energy

Địa chỉ:

  • Tầng 1, Tòa nhà Sông Đà 9, Số 2 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số 5 Trần Triệu Luật, Phường 7, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh