Net Zero Là Gì? Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Để Đạt Mục Tiêu Net Zero 2050

11 Tháng Tư, 2025

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Trước thực trạng này, thế giới đang hướng đến Net Zero như một cách cắt giảm phát thải và bảo vệ hành tinh. Với doanh nghiệp, Net Zero không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy Net Zero là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để đạt mục tiêu này? Bài viết sau sẽ giúp bạn từng bước hiểu và bắt đầu hành trình đạt mục tiêu Net Zero.

1. Net Zero là gì?

Net Zero hay còn gọi là zero emission (phát thải ròng bằng 0). Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Net Zero là mục tiêu giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (như CO2, CH4, N2O) xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương.

Net Zero là gì? Hiểu đúng về Net Zero
Net Zero là gì? Hiểu đúng về Net Zero

Để đạt được Net Zero, chúng ta cần giảm thiểu phát thải từ các nguồn phát thải chính như giao thông, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ điện năng… đồng thời phải tăng khả năng hấp thụ carbon. Một số biện pháp có thể kể đến như trồng và bảo vệ rừng, áp dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (Carbon Capture and Storage – CCS)…

Kịch bản về lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero 2050) đã ra đời trên cơ sở này. Trong đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Net Zero 2050 là một lộ trình chuẩn, định hướng ngành năng lượng toàn cầu cắt giảm khí thải CO2 ròng về 0 vào năm 2050.

Net Zero 2050 giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris, với nỗ lực giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2°C – và tốt nhất là dưới 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mục tiêu lớn của quốc gia, và mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi cả xã hội cùng chung tay hành động. Việc chúng ta cần làm là cùng nhau giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon, và hướng đến một nền kinh tế ít carbon, bền vững hơn.

2. Tại sao Net Zero lại quan trọng?

Net Zero là chìa khóa để giảm tốc độ biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu không cắt giảm lượng phát thải về 0, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, gây ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, nước biển dâng, mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó tiêu biểu là an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Việc đạt Net Zero giúp:

Net Zero là chìa khóa để giảm tốc độ biến đổi khí hậu
Net Zero là chìa khóa để giảm tốc độ biến đổi khí hậu

2.1. Ngăn chặn biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay. Khí thải nhà kính làm Trái Đất nóng lên, gây ra:

  • Thời tiết cực đoan: Bão lũ, hạn hán, nắng nóng kéo dài ngày càng nghiêm trọng.
  • Nước biển dâng: Làm ngập các vùng trũng và gây ra hiện tượng xâm nhập mặn, đe dọa sinh kế và sự an toàn của hàng triệu người sống ven biển.
  • Mất đa dạng sinh học: Nhiều loài động – thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị tàn phá.
  • An ninh lương thực và an ninh nguồn nước: Khí hậu thất thường làm giảm năng suất nông nghiệp. Các mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và ô nhiễm, làm giảm lượng nước sạch của người dân.
  • Sức khỏe cộng đồng bị đe dọa: Không khí ô nhiễm gây các bệnh nguy hiểm về hô hấp, tim mạch…

Việc đạt Net Zero giúp giảm thiểu phát thải các loại khí thải nhà kính, góp phần kiềm chế đà tăng nhiệt độ toàn cầu và giảm nhẹ những tác động nghiêm trọng này.

2.2. Bảo vệ hệ sinh thái

Khí nhà kính không chỉ làm nóng Trái Đất mà còn phá vỡ cân bằng tự nhiên. Tiến tới Net Zero giúp:

  • Giữ gìn đa dạng sinh học.
  • Bảo vệ rừng, đại dương và hệ sinh thái nhạy cảm.
  • Duy trì sự ổn định của chuỗi thức ăn và môi trường sống.

2.3. Thúc đẩy công bằng xã hội

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất đến các cộng đồng dễ tổn thương như người nghèo, người sống ở vùng ven biển hoặc vùng nông nghiệp. Theo đuổi mục tiêu Net Zero chính là:

  • Bảo vệ những nhóm cộng đồng dễ bị ảnh hưởng.
  • Tạo ra các chính sách công bằng và bao trùm hơn.
  • Xây dựng hệ thống ứng phó khí hậu bền vững.

2.4. Tạo cơ hội kinh tế mới

Net Zero không chỉ là gánh nặng – mà còn là bàn đạp cho phát triển:

  • Thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững.
  • Tạo ra việc làm mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
  • Giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh.

2.5. Đảm bảo phát triển bền vững

Net Zero là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Tóm lại, Net Zero là chìa khóa để ứng phó với khủng hoảng khí hậu, bảo vệ hành tinh và mở đường cho tương lai bền vững. Đó không phải là giấc mơ xa vời, mà là mục tiêu chung mà mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần thực hiện.

3. Lộ trình hướng tới mục tiêu Net Zero 2050

Lộ trình hướng tới Mục tiêu Net Zero 2050 được chia thành 5 giai đoạn chính.

  • Năm 2015: 196 quốc gia ký kết Thỏa thuận Paris, cam kết kiềm chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Giai đoạn 2015–2017: Các nước bắt đầu nộp Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) – kế hoạch hành động khí hậu của từng quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện các cam kết ban đầu, nhiệt độ toàn cầu vẫn có thể tăng tới 3°C.
  • Giai đoạn 2020–2021: Trước thềm COP26, nhiều quốc gia cập nhật NDC, tăng cường hành động khí hậu, trong đó có mục tiêu giảm phát thải sâu và nhanh hơn để hướng đến Net Zero vào năm 2050.
  • Mục tiêu 2030: Để giữ mức tăng nhiệt dưới 1,5°C, thế giới cần giảm ít nhất 45% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.
  • Mục tiêu 2050: Đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).
Net Zero hướng tới bảo việc kiềm chế nhiệt độ toàn cầu
Net Zero hướng tới bảo việc kiềm chế nhiệt độ toàn cầu

4. Giải pháp để đạt được mục tiêu Net Zero

Giải pháp để đạt được mục tiêu Net Zero là gì? Có 6 giải pháp chính đang được công nhện về hiệu quả.

4.1. Giảm phát thải tại nguồn

Đây là bước ưu tiên hàng đầu, nhằm cắt giảm lượng phát thải trực tiếp trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Nâng cấp thiết bị, sử dụng máy móc hiệu suất cao, cải tiến quy trình để giảm tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu.
  • Thiết kế sản phẩm bền vững: Tạo ra sản phẩm với vòng đời dài hơn, dễ tái chế, ít nguyên liệu gây phát thải.
  • Sử dụng năng lượng tái tạo: Thay thế điện lưới bằng năng lượng mặt trời, gió, sinh khối tại nhà máy, văn phòng.
  • Cải thiện hiệu quả năng lượng: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED, điều hòa thông minh, quản lý năng lượng trong vận hành.

4.2. Chuyển đổi mô hình kinh doanh và chuỗi cung ứng

Phát thải gián tiếp thường chiếm phần lớn trong tổng lượng khí thải. Vì vậy, việc làm việc với đối tác là cực kỳ quan trọng.

  • Xanh hóa chuỗi cung ứng: Yêu cầu hoặc hỗ trợ nhà cung cấp chuyển đổi sang phương pháp sản xuất ít phát thải.
  • Tối ưu vận chuyển – logistics: Sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, tối ưu quãng đường giao hàng, dùng nhiên liệu sinh học.
  • Mô hình kinh tế tuần hoàn: Tái sử dụng, tái chế vật liệu, thu hồi sản phẩm sau tiêu dùng để giảm nhu cầu nguyên liệu mới.

4.3. Đo lường – theo dõi – minh bạch thông tin

  • Thiết lập hệ thống theo dõi phát thải (MRV): Đo lường, báo cáo và xác minh lượng khí thải thường xuyên.
  • Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế: Sử dụng GHG Protocol, ISO 14064, CDP để đảm bảo dữ liệu minh bạch, dễ so sánh.
  • Chuyển đổi số trong quản lý phát thải: Dùng phần mềm năng lượng, cảm biến IoT và phân tích dữ liệu để theo dõi phát thải theo thời gian thực.

4.4. Bù đắp carbon (Carbon offset)

Dùng cho các phát thải “khó giảm” như trong nguyên liệu, logistics toàn cầu, hoặc quá trình công nghiệp đặc thù.

  • Đầu tư vào dự án trồng rừng, bảo vệ rừng.
  • Ủng hộ các chương trình năng lượng sạch tại địa phương.
  • Sử dụng tín chỉ carbon có chứng nhận quốc tế (Gold Standard, Verra…).
Bù đắp carbon là cách hiệu quả nhất giúp giảm nhiệt độ toàn cầu tới mục tiêu Net Zero
Bù đắp carbon là cách hiệu quả nhất giúp giảm nhiệt độ toàn cầu tới mục tiêu Net Zero

4.5. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và đào tạo

  • Nâng cao nhận thức nội bộ: Tổ chức đào tạo, truyền thông nội bộ để tất cả nhân viên đều hiểu và hành động vì mục tiêu Net Zero.
  • Lồng ghép mục tiêu khí hậu vào KPI: Khuyến khích các phòng ban chủ động đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải.

4.6. Tham gia các sáng kiến toàn cầu

  • Tham gia RE100, SBTi, Race to Zero… Giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng, được hỗ trợ kỹ thuật và kết nối với mạng lưới đối tác toàn cầu.
  • Hợp tác công tư: Tham gia vào các dự án của chính phủ, địa phương về năng lượng tái tạo, giao thông xanh, phát triển hạ tầng carbon thấp.

7 bước cần làm để đạt mục tiêu Net Zero

Sau khi hiểu Net Zero là gì, các mục tiêu của Net Zero, doanh nghiệp cần bắt tay vào đánh giá hiện trạng và thực hiện giải pháp ngay. Để đạt được mục tiêu Net Zero theo đúng lộ trình tới năm 2050 đạt phát thải ròng bằng 0, doanh nghiệp cần thực hiện 7 bước dưới đây.

Bước 1. Đánh giá hiện trạng phát thải

Doanh nghiệp cần xác định và đo lường lượng phát thải khí nhà kính trên toàn chuỗi giá trị, bao gồm:

  • Phát thải trực tiếp: từ hoạt động sản xuất, vận hành nội bộ.
  • Phát thải gián tiếp: từ nhà cung cấp, vận chuyển, sử dụng sản phẩm.

Các phân tích và đánh giá chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định các khu vực cần ưu tiên giảm phát thải. Từ đó tối ưu hiệu quả và chi phí trong từng giai đoạn mục tiêu.

Bước 2. Xác định đường cơ sở phát thải

Đường cơ sở phát thải (baseline emissions) là mức phát thải khí nhà kính hiện tại của doanh nghiệp tại thời điểm bắt đầu đo lường. Việc xác định đường cơ sở là bước nền tảng quan trọng trong hành trình hướng đến Net Zero, vì nó giúp doanh nghiệp:

  • Biết rõ mình đang ở đâu trong bức tranh phát thải tổng thể.
  • Làm mốc so sánh để đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm phát thải tương lai.
  • Lập kế hoạch phù hợp và đặt ra mục tiêu cắt giảm chính xác.
  • Đáp ứng yêu cầu báo cáo từ nhà đầu tư, đối tác, chính phủ và các tiêu chuẩn quốc tế.

Để xây dựng đường cơ sở phát thải, doanh nghiệp cần:

  • Chọn năm cơ sở (base year): Thường là năm gần nhất có đủ dữ liệu và chưa có thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất.
  • Thu thập và xử lý dữ liệu phát thải: Bao gồm cả phát thải trực tiếp (Scope 1), gián tiếp từ năng lượng tiêu thụ (Scope 2), và các phát thải gián tiếp khác trong chuỗi giá trị (Scope 3).
  • Áp dụng phương pháp đo lường tiêu chuẩn (GHG Protocol, IPCC Guidelines, ISO 14064)… Để đảm bảo tính nhất quán, minh bạch và dễ kiểm chứng.
  • Kiểm định: để đảm bảo độ tin cậy và báo cáo.

Doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp khoa học để xác định mức phát thải hiện tại. Việc xác định đường cơ sở phát thải không chỉ là bước kỹ thuật mà còn là cơ sở chiến lược để xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh phù hợp với năng lực, đặc thù ngành nghề và kỳ vọng của doanh nghiệp.

Bước 3. Thiết lập mục tiêu Net Zero

Các yếu tố cần có khi đặt mục tiêu Net Zero:

  • Cụ thể và có thời hạn rõ ràng: Ví dụ “cắt giảm 50% khí thải vào năm 2030”.
  • Dựa trên cơ sở khoa học: Các mục tiêu cần phù hợp với lộ trình giới hạn nhiệt độ toàn cầu ở mức 1.5°C, được xác thực bởi các tổ chức như SBTi – Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học.
  • Phù hợp với năng lực doanh nghiệp. Mục tiêu cần cân đối giữa tham vọng và tính khả thi, tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô, chuỗi cung ứng và tiềm lực đầu tư.

Tại sao cần thiết lập mục tiêu Net Zero rõ ràng? Một mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch hành động chi tiết cho từng giai đoạn. Đây cũng là căn cứ để giám sát, đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm phát thải. Đồng thời, mục tiêu Net Zero rõ ràng cũng giúp tăng niềm tin cho nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đưa ra cam kết về mục tiêu Net Zero. Điển hình như: Unilever cam kết đạt Net Zero toàn chuỗi giá trị vào năm 2039, giảm 50% lượng phát thải trong sản xuất vào năm 2030. Nestlé đặt mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050, tập trung vào thay đổi chuỗi cung ứng, bao bì và đầu tư vào nông nghiệp tái sinh. Apple cam kết đạt trung hòa carbon cho toàn bộ chuỗi cung ứng và sản phẩm vào 2030.

Mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch hành động chi tiết có hiệu quả
Mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch hành động chi tiết có hiệu quả

Bước 4. Lập kế hoạch hành động giảm phát thải

Kế hoạch cần bao gồm đầy đủ các lĩnh vực mà doanh nghiệp gây phát thải (trực tiếp và gián tiếp) và xác định rõ các hoạt động ưu tiên, nguồn lực đầu tư cũng như lộ trình thực hiện.

Các trụ cột chính trong kế hoạch:

  • Cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất. Đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng, áp dụng các mô hình sản xuất lean/green.
  • Thiết kế sản phẩm và dịch vụ bền vững. Thiết kế lại sản phẩm để sử dụng ít nguyên liệu, kéo dài tuổi thọ, dễ tái chế hoặc tái sử dụng.
  • Ứng dụng năng lượng tái tạo. Lắp đặt hệ thống điện mặt trời, chuyển sang mua điện xanh, tích hợp pin lưu trữ năng lượng tại chỗ.
  • Xanh hóa chuỗi cung ứng. Làm việc với các nhà cung cấp để chuyển đổi sang quy trình ít phát thải hơn, ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận môi trường.
  • Cải tiến logistics và vận chuyển. Sử dụng xe điện, cải tiến hành trình giao hàng, tối ưu hóa kho vận, giảm quãng đường không cần thiết.

Bước 5. Triển khai chiến lược một cách thực tiễn

Sau khi đã có chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần đưa kế hoạch thành các hoạt động rõ ràng. Kế hoạch chi tiết gắn với từng phòng ban, từng giai đoạn vận hành. Một số giải pháp triển khai bao gồm:

  • Tối ưu hóa hoạt động nội bộ thông qua việc giảm tiêu thụ điện, nước và nguyên vật liệu tại văn phòng và nhà máy; đồng thời xây dựng quy chuẩn vận hành tiết kiệm năng lượng và áp dụng các công cụ theo dõi mức tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực.
  • Chuyển đổi năng lượng: Triển khai các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng như lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, sử dụng hệ thống HVAC thông minh, chiếu sáng LED tự động, và đầu tư vào các thiết bị, máy móc đạt chuẩn hiệu suất năng lượng cao.
  • Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn: Tăng cường tái chế phế liệu trong quá trình sản xuất, áp dụng mô hình thu hồi và tái sử dụng sản phẩm sau tiêu dùng, đồng thời giảm thiểu rác thải nhựa, bao bì và nguyên liệu sử dụng một lần.
  • Bù đắp phần phát thải không thể giảm: Đầu tư vào các dự án bù đắp carbon uy tín như trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển năng lượng sinh học và năng lượng sạch tại các quốc gia đang phát triển nhằm trung hòa lượng phát thải còn lại.

Bước 6. Đo lường và báo cáo

  • Doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên và đánh giá liên tục tiến độ thực hiện các mục tiêu giảm phát thải. Việc áp dụng các công cụ quản lý phát thải và tiêu chuẩn báo cáo như CDP hoặc GHG Protocol sẽ giúp đo lường mức phát thải một cách chính xác và minh bạch.
  • Báo cáo định kỳ với các bên liên quan (khách hàng, cổ đông, chính phủ) về tiến độ đạt mục tiêu Net Zero. Điều này góp phần tạo niềm tin và sự minh bạch trong cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường.

Bước 7. Thích ứng và điều chỉnh kế hoạch

Doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát và cập nhật kế hoạch thực hiện mục tiêu Net Zero, bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật, biến động thị trường và tiến bộ khoa học – công nghệ. Việc điều chỉnh nên được thực hiện một cách linh hoạt, sẵn sàng tiếp nhận và áp dụng các công nghệ mới cùng các giải pháp bền vững để tối ưu hiệu quả cắt giảm phát thải.

VETS | Energy and Environment đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Việc chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững đáp ứng mục tiêu Net Zero mang lại vô vàn lợi ích cho con người:

  • Bảo vệ sức khỏe.
  • Bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu thiên tai.
  • Phát triển các ngành công nghiệp xanh.
  • Nền kinh tế ổn định

VETS | Energy and Environment tự hào đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và giải pháp toàn diện từ kiểm kê khí nhà kính, tư vấn giảm phát thải đến đào tạo năng lực bền vững – chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đo lường chính xác, hành động hiệu quả, và phát triển bền vững trong kỷ nguyên kinh tế xanh.

Liên hệ với chúng tôi

VETS | Energy and Environment là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam, với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính, tiết kiệm Năng lượng, nhằm giải quyết các thách thức về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hotline: 024 22 33 44 55 | 0816 016 336

Website: www.vets.energy

Email: info@vets.energy

Địa chỉ:

  • Tầng 1, Tòa nhà Sông Đà 9, Số 2 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số 5 Trần Triệu Luật, Phường 7, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh