LỢI ÍCH CỦA ISO 50001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

19 Tháng Năm, 2020

Tiêu chuẩn ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) nghiên cứu và công bố. Đây là một tiêu chuẩn mô hình về hệ thống quản lý năng lượng giúp tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng một cách có hệ thống.

ISO 50001 được thiết kế để không phụ thuộc vào quy mô và có thể áp dụng cho bất kỳ cơ sở sử dụng năng lượng nào. Tiêu chuẩn này có thể kết được áp dụng một cách riêng biệt hoặc có thể lồng ghép với các tiêu chuẩn quản lý khác. ISO 50001 không mô tả các tiêu chí hiệu quả cụ thể mà đặt ra yêu cầu để các doanh nghiệp tham gia cam kết cải thiện hiệu quả năng lượng sử dụng một cách thường xuyên.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 50001

Tiêu chuẩn ISO 50001

– Tiết kiệm chi phí – thông qua hoạt động cải thiện tính hiệu quả và giảm tiêu thụ năng lượng.

– Đạt được tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới, cho phép doanh nghiệp có được sự so sánh, đo lường và những báo cáo chính xác cho hoạt động cải tiến tiêu thụ năng lượng.

– Đạt được lợi thế cạnh tranh – bằng cách thúc đẩy những phương cách quản lý năng lượng có hiệu quả.

– Nâng cao tính minh bạch – qua những báo cáo phân tích chi tiết tình trạng tiêu thụ năng lượng, sẽ giúp doanh nghiệp thông tin rõ ràng những nỗ lực quản lý năng lượng trong nội bộ của mình.

Quy trình thực hiện tiêu chuẩn ISO 50001 

Tiêu chuẩn ISO 50001

Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận quen thuộc đó là mô hình quản lý theo chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến). Vì thế, ISO 50001 đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến khác như ISO 14001, ISO 9001, ISO 22000… Tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng có thể áp dụng một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác.

5 bước triển khai Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL) ISO 50001

Tiêu chuẩn ISO 50001

Bước 1 – Xây dựng chính sách năng lượng:

Đây là bước đầu tiên và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLNL. Chính sách năng lượng phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2 – Lập kế hoạch về quản lý năng lượng:

Đây là bước cơ bản trong việc xây dựng HTQLNL. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: Đánh giá hệ thống pháp lý liên quan tại địa phương; Đánh giá việc sử dụng năng lượng tại cơ sở; Xác định tiềm năng cải tiến; Xác định chỉ thị về hiệu suất năng lượng và đường cong sử dụng năng lượng; Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý năng lượng.

Bước 3 – Thực hiện và vận hành:

Đây là giai đoạn đưa HTQLNL vào hoạt động. Những thông tin đầu ra của bước lập kế hoạch sẽ được sử dụng trong việc thực hiện và vận hành.

Bước 4 – Kiểm tra và theo dõi:

Giai đoạn này nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và cung cấp dữ liệu cho xem xét của lãnh đạo.

Bước 5 – Đánh giá và điều chỉnh:

Ban lãnh đạo của cơ sở cần tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ dựa vào những dự liệu đo lường trong quá trình vận hành, kết hợp với mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra từ đó đưa ra những thay đổi trong HTQLNL để phù hợp với tình hình mới.

Với hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng, VETS|Energy là một trong những đơn vị tư vấn ISO 50001 được các doanh nghiệp đánh giá cao. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu thuẩn ISO 50001 hiệu quả tại Việt Nam.

Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1 tòa nhà Sông Đà 9, Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: (024) 6328 8906

Email: info@vets.com.vn

Website: http://vets.energy/

VETS|Energy

Đánh giá post