Tư vấn “Mô hình xanh” là một lĩnh vực tương đối mới nhưng đang phát triển rất nhanh và rộng khắp.Tư vấn “Mô hình xanh” có thể giúp doanh nghiệp phát triển thị phần và tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của mình. Quan trọng hơn cả, trong một số trường hợp, vận hành công việc kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, có thể giúp doanh nghiệp đạt được các mức tín dụng tài chính cho sự nghiệp phát triển bền vững về mặt sinh thái.
Với kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ chuyên gia của VETS|Energy and Environment có thể giúp doanh nghiệp xác định các nguồn tiêu thụ năng lượng của mình. Dựa trên kết quả kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ đưa ra các đề nghị để doanh nghiệp có thể giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG) và tác động đến môi trường. Chuyên gia của chúng tôi cũng có thể khuyến nghị một số giải pháp thay thế cho các mô hình tiêu thụ năng lượng hiện hành tại doanh nghiệp. Tại Việt Nam, có 6 công cụ đánh giá “Mô hình xanh” được áp dụng:
– LEED
– LOTUS
– GREENMARK
– EDGE
– WELL
– FITWEL
LEED – CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH XANH LÀ GÌ?
LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một giấy chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng “Mô hình xanh” Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường.
Tiêu chuẩn LEED là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Các công trình xây dựng chiếu theo chứng chỉ LEED để đặt ra các tiêu chuẩn về mức độ thân thiện với môi trường, việc tạo ra các mảng xanh trên dự án bất động sản nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yếu tố ngân sách mà chủ thầu đã đề ra.
Chính vì sự phổ biến của nó, rất nhiều các doanh nghiệp đã lựa chọn các tòa nhà đạt chuẩn LEED để đặt trụ sở, văn phòng làm việc của mình trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ với nhiều tòa nhà cao ốc lớn đạt chứng chỉ này như khu văn phòng của nhà máy ATAD Đồng Nai, văn phòng Johnson & Johnson Việt Nam, tháp đôi Capital Place…
MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG LEED
Các tòa nhà được chứng nhận LEED đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đáp ứng mục tiêu ESG, thúc đẩy khả năng phục hồi và hỗ trợ sự công bằng trong cộng đồng. LEED không chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của xây dựng như năng lượng, nước, hoặc sức khỏe, mà còn đánh giá tổng thể để tối ưu hóa mọi khía cạnh và tạo ra những công trình xây dựng tốt nhất có thể. Mục tiêu chính của LEED bao gồm:
– Giảm đóng góp vào biến đổi khí hậu toàn cầu.
– Nâng cao sức khỏe cá nhân con người.
– Bảo vệ và phục hồi tài nguyên nước.
– Bảo vệ và tăng cường đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
– Thúc đẩy chu trình vật liệu bền vững và tái tạo.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Được biết, trong bảng xếp hạng LEED, 35% các hạng mục tập trung vào biến đổi khí hậu, 20% ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, 15% tác động đến tài nguyên nước, 10% liên quan đến đa dạng sinh học, 10% tác động đến nền kinh tế xanh, và 5% ảnh hưởng đến cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, trong LEED v4.1, nhiều hạng mục LEED liên quan chặt chẽ đến carbon và sự hiện diện. Các hạng mục LEED cũng đóng góp vào việc đáp ứng Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, tạo ra sự tương tác tích cực giữa LEED và SDG.
Vai trò của LEED
LEED là một hệ thống chứng nhận uy tín, được công nhận trên toàn thế giới. Việc áp dụng các tiêu chuẩn LEED trong xây dựng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, con người và môi trường.
Đối với doanh nghiệp: Các tòa nhà được chứng nhận LEED không chỉ có giá trị bán lại cao hơn mà còn mang lại chi phí vận hành thấp hơn so với các tòa nhà không đạt LEED. Vì thế, LEED không chỉ là một chiến lược quan trọng để đạt được mục tiêu ESG, giảm lượng carbon, và thúc đẩy cân bằng, mà còn là yếu tố quyết định giúp tạo ra những tài sản bền vững cho các nhà đầu tư, người thuê, và cộng đồng.
Đối với con người: Các tòa nhà được chứng nhận LEED tập trung đặc biệt vào sức khỏe của người sử dụng, tạo ra môi trường trong lành mạnh và thú vị hơn, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh. (Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng của LEED còn chú trọng vào các chiến lược như cấm hút thuốc và giảm phơi nhiễm độc tố từ vật liệu xây dựng, nhằm cải thiện chất lượng không khí trong tòa nhà)
Đối với môi trường: Các tòa nhà được đạt tiêu chuẩn LEED sẽ có thể tiết kiệm được năng lượng và nước, tận dụng nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Từ đó tạo ra ít lượng chất thải và đảm bảo bảo tồn đất đai và môi trường sống. Vì thế, chứng nhận LEED không chỉ là một giải pháp cụ thể mà còn là một đối tác toàn cầu cho thành phố, cộng đồng và các khu vực lân cận. Qua việc thúc đẩy thiết kế, xây dựng, và quản lý vận hành theo hướng bền vững của tiêu chuẩn LEED đóng góp vào việc giảm lượng khí thải carbon, tiêu thụ năng lượng, và chất thải, cùng việc tiết kiệm nguồn nước. Đồng thời, LEED ưu tiên sử dụng các vật liệu an toàn và giảm mức độ tiếp xúc với các chất độc hại, góp phần bảo vệ môi trường toàn diện.
Lợi ích và điểm hạn chế của tiêu chuẩn LEED
Khi xây dựng công trình theo chứng nhận LEED, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể nhận được nhiều giá trị lợi ích khác nhau, cụ thể là:
Ưu điểm của LEED:
Chứng chỉ LEED được công nhận ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Việc dự án bất động sản đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe có thể là một yếu tố khiến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa điểm của bạn làm nơi đặt trụ sở, văn phòng làm việc.
Những tòa nhà thân thiện với môi trường, đạt chuẩn quốc tế là một cách làm vô cùng hữu hiệu để quảng bá dự án với công chúng, nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đến đối tác, khách hàng, nhà cung ứng và với công chúng.
Việc xây dựng dự án bất động sản đạt chuẩn LEED cũng là cách để doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của chính phủ và các tổ chức, cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Nhược điểm của LEED:
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì tiêu chuẩn LEED cũng mang đến một vài hạn chế đối với nhà thầu và các chủ đầu tư:
Việc đáp ứng các yêu cầu, quy định để đạt chứng chỉ LEED đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí trong quá trình thiết kế, thi công và bảo trì dự án bất động sản. Điều này khiến giá thuê văn phòng của các dự án bất động sản chuẩn LEED thường cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.
Một số các quy định liên quan tới chuẩn LEED có thể không phù hợp với đặc thù tại Việt Nam. Đây là lý do mà nhiều chủ đầu tư cố gắng để dự án của mình đạt cả 2 quy chuẩn: LEED và LOTUS.
Dù tồn tại một vài điểm bất cập, xong với những lợi ích của mình, tiêu chuẩn LEED vẫn đang là một trong những hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2018, có 53 công trình đạt chứng chỉ LEED tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Xây dựng.
Tại sao lại chọn Vets|Energy Environment
Được thành lập từ năm 2007, với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả, thích ứng với Biến đổi khí hậu và Chuyển đổi số trong Quản lý và Công nghiệp. VETS|Energy and Environment đã tham gia và là thành viên tích cực của các dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia, Bộ Công thương và các tổ chức Quốc tế (KOICA, JICA, ADB, WB, GIZ, DEA…) cũng như các Tư vấn cho các tập đoàn công nghiệp, nhà máy sản xuất trong cả nước.
Với đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại, các chuyên gia của VETS|Energy and Environment luôn nghiên cứu, phân tích chuyên sâu mô hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp để giúp các khách hàng sử dụng ít năng lượng hơn, vận hành hiệu quả hơn và ít phát thải khí nhà kính hơn so với các công ty cùng ngành.
Ngoài việc đáp ứng các quy định của Luật còn được tiếp cận với các mô hình quản lý năng lượng tiên tiến, các công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh.
Chứng nhận công trình xanh cho Tòa nhà của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do VETS thực hiện tư vấn
Chi tiết liên hệ:
Chúng tôi là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, với sứ mệnh giải quyết các thách thức về năng lượng, chống lại ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới.
Hotline: 024 22 33 44 55 (HN) | 0902 460 336 (HCM)
Website: www.vets.energy
Email: info@vets.energy (HN) | nam@vets.energy (HCM)
Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam
Tầng 1, Tòa nhà Sông Đà 9, Số 2 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Số 5 Trần Triệu Luật, Phường 7, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam